Đến Phan Thiết ghé trường Dục Thanh - Nơi in đậm dấu chân Bác Hồ

Thứ tư - 14/07/2021 22:28
Trải qua nhiều thăng trầm, trường Dục Thanh nhỏ bé giữa lòng thành phố Phan Thiết vẫn là biểu trưng cho ngọn lửa tinh thần yêu nước của các chí sĩ Việt Nam không bao giờ tắt.

LỊCH SỬ TRƯỜNG DỤC THANH

 

TỪ LÚC THÀNH LẬP TRƯỜNG...

Trường Dục Thanh hay Dục Thanh Học hiệu là ngôi trường được xây dựng năm 1907 tại mảnh đất du lịch Phan Thiết ngày nay nhằm hưởng ứng phong trào Duy Tân của các chí sĩ yêu nước thời bấy giờ như Phan Châu Trinh (cha đẻ của phong trào Đông Kinh nghĩa thục), Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, với mục đích đào tạo nên những thanh niên tiến bộ, dốc lòng vì đất nước. Đầu thế kỷ XX trong lần tình cờ ghé qua đất Bình Thuận, ba nhà yêu nước nói trên gặp được Trương Gia Mô đồng thời truyền bá tư tưởng của mình. Sau đó ông Trương cùng một số người khác thành lập 3 tổ chức có nhiệm vụ về chính trị - kinh tế - văn hóa gắn liền nhau trong đó có trường Dục Thanh. Các tổ chức bao gồm:
Liên Thành thư xã: Truyền bá sách báo có nội dung yêu nước, thành lập năm 1905.
Liên Thành thương Quán: Thành lập năm 1906, chịu trách nhiệm đảm bảo các hoạt động về tài chính, tạo công ăn việc làm cho người dân. Ngày nay "truyền nhân" của thương quán chính là công ty chế biến thủy hải sản Liên Thành với thương hiệu nước mắm Liên Thành nổi tiếng.
Dục Thanh Học hiệu: Chuyên giáo dục các con em thuộc mọi tầng lớp, đặc biệt là tầng lớp lao động theo chương trình học cách tân, tiến bộ, thành lập năm 1907.
trường dục thanh
Trường Dục Thanh là địa chỉ du lịch Phan Thiết nổi tiếng.
Trường Dục Thanh hằng năm được tài trợ bởi Liên Thành Thương Quán và hoa lợi thu được từ 10 mẫu đất do ông Huỳnh Văn Đẩu - một phú hộ yêu nước trong vùng hiến cho. Chính vì vậy, học sinh khi đi học không cần phải đóng học phí, còn các thầy giáo nhận được trợ cấp mà không hưởng lương. Trường có 4 lớp học, số học sinh cao nhất có lúc lên tới 100 học sinh chủ yếu là con em của các thân sĩ trong nam ngoài bắc gửi gắm đến trọ học. Trường cũng được biết đến với nề nếp nghiêm chỉnh và chương trình dạy được đưa từ trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội vào.
du lịch phan thiết
Quang cảnh Trường nhìn từ trên cao.

ĐẾN GIAI THOẠI GẮN VỚI NGUYỄN TẤT THÀNH

Trường Dục Thanh có lẽ được biết đến nhiều nhất sau này bởi giai đoạn Nguyễn Tất Thành (sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh) dạy học ở đó trước khi vào Sài Gòn và ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Theo lời giới thiệu của Trương Gia Mô - bạn cũ của thân sinh Nguyễn Sinh Sắc, tháng 8/1910 Nguyễn Tất Thành dạy học tại đây, kiêm nhiệm lớp Nhì, dạy chữ Quốc Ngữ, Hán Văn và Thể Dục. Ngoài ra cũng không quên truyền bá tinh thần dân tộc, nòi giống tổ tiên và lòng yêu nước tới các em học sinh. Một học trò xuất sắc phải kể đến đó là Nguyễn Kinh Chi - thứ trưởng bộ Y Tế Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và đại biểu quốc hội khóa I - IV. Tháng 2/1911, Nguyễn Tất Thành rời Dục Thanh vào Sài Gòn, lấy tên là Văn Ba. Và đến năm 1912, vì nhiều lý do khách quan nên trường đã đóng cửa.
 

KIẾN TRÚC NỔI BẬT


Kể từ khi đóng cửa, các kiến trúc trường Dục Thanh qua thời gian đã không còn nguyên vẹn, đa phần được phục dựng theo mô tả của các học trò cũ, chỉ có hai di tích còn sót lại đó chính là giếng nước nơi Nguyễn Tất Thành thường lấy nước tưới cây và cây khế hơn trăm năm tuổi do cụ Nguyễn Thông (quan lại triều Nguyễn, nhà thơ yêu nước đầu thế kỷ XIX) trồng.
giếng nước trường dục thanh
Giếng nước vẫn còn nguyên vẹn.
Tuy là cảnh quan được phục dựng nhưng du khách khi đến đây có thể cảm nhận được rõ nét sự cổ kính, không khí của một lớp học thời xưa. Từ ngoài vào là cổng nhỏ lợp ngói âm dương, kéo theo sau là lối vào lát gạch đỏ dẫn vào khu nhà dạy học. Trường Dục Thanh có cấu trúc chính gồm 2 nhà lớn bằng gỗ dùng làm phòng học, 1 ngôi nhà lầu nhỏ. Trong phòng học có 2 cái bảng đen phía 2 bên lớp học và bộ bàn ghế của giáo viên. Khi đó có khoảng 60 học sinh các lớp tư, ba, nhì, nhất với 7 thầy giáo giảng dạy. Phía bên phải phòng học là nhà Ngự, tức là nơi nội trú dành cho giáo viên và học sinh. Phía sau hai căn nhà trên chính là Ngọa Du Sào - tương truyền là nơi do đích thân cụ Nguyễn Thông xây dựng để làm nơi luận đàm văn thơ, đọc sách, có trước cả khi Trường thành lập.
kiến trúc trường dục thanh
Cổng vào trường Dục Thanh.
 
địa điểm du lịch bình thuận
Nhà dạy học.
 
giá vé tham quan trường dục thanh
Ngọa Du Sào.
dục thanh học hiệu
Phòng học bên trong.
Ngoài ra trường còn lưu giữ những kỷ vật liên quan đến Bác như: bộ trường kỷ Bác ngồi, bộ ván gỗ Bác ngủ mỗi đêm, chiếc án thư, chiếc tủ đứng Bác để tư trang cá nhân, tráp văn thư, nghiên mài mực, khay và ly uống nước…cộng thêm khuôn viên nhiều cây xanh tạo nên cảm giác thân thiện, gần gũi, toát lên được vẻ đẹp thanh tao nhưng giản dị của một nơi đào tạo đầy tinh thần yêu nước, gắn liền với những chí sĩ nổi tiếng. Với ý nghĩa đặc biệt như vậy, ngày nay trường là địa điểm du lịch Bình Thuận nổi tiếng mà bất cứ ai khi đến với mảnh đất này không thể bỏ qua.
 

GIÁ VÉ THAM QUAN TRƯỜNG DỤC THANH


Hiện nay, trường Dục Thanh là một di tích lịch sử cấp quốc gia nên du khách sẽ được miễn phí khi tham quan. Nếu đi theo đoàn du khách có thể thuê hướng dẫn viên tại điểm để nghe thuyết minh về lịch sử của trường, liên hệ tại văn phòng bảo tàng. Hoặc du khách muốn tham quan trường Dục Thanh nói riêng và Phan Thiết nói chung có thể tham khảo tour Phan Thiết Mũi Né 2 ngày 1 đêm giá từ 1.180.000đ với nhiều chương trình đặc sắc cùng hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn cao.
 

Tác giả bài viết: JQ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tìm kiếm Tour
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây